TỔNG HỢP NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚ BÁ TRÊN TELEGRAM
(Text được sưu tầm từ kênh Phan Vân trên Youtube
và Kênh Kim Chỉ Nam trên Telegram)
(MỤC LỤC TOÀN TRANG)
🌸 PHẦN 111
- Bạn đạo: Chú, thế nào là người giải thoát?
Chú Bá: Người giải thoát là người phải kiên trì tu giải hết cái điển trần trược của mình thì hồn mới hết bị đau khổ và tâm ý không còn bám víu hay lo lắng bất cứ điều gì.
- Chú Bá: Mình chính là cái biết không hình tướng. Nhưng tùy trạng thái của nó như thế nào thì tạo ra cái tướng tương ứng. Cho nên người ta nhìn tướng thì biết cái tâm của người họ nhìn.
- Chú Bá: Nhìn em bé rồi học thấy cái tâm của nó vô tư không có ngã nên thấy dễ thương. Khi lớn lên bị nhiễm trần nên có ngã thì thấy không còn dễ thương nữa. Người nào có cái ngã nhiều thì nhìn không được ưa. Hihi.
- Bạn đạo: Khi mình tu thanh nhẹ có phải cuộc sống xung quanh mình cũng thay đổi?
Chú Bá: Mình thu hút tùy tầng số thanh nhẹ của mình. Cho nên khi mình tu thanh nhẹ đầy thương yêu thì cuộc sống xung quanh của mình cũng có toàn đầy người thương yêu và thanh nhẹ.
- Chú Bá: Mình làm những gì để tâm mình phát triển giải trược cho thanh tịnh là đúng. Còn làm vì thất tình lục dục là của tụi lục căn lục trần thôi. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 112
- Bạn đạo: Tỷ phú vẫn bị khổ nạn. Tại sao người ta thích có tiền nhiều vậy chú?
Chú Bá: Người tu thích có tâm thông suốt và thanh nhẹ. Họ biết cách làm cho tâm họ nhẹ nên họ bỏ công sức xây dựng cho tâm họ tốt. Còn người không biết tu thì không biết làm gì hơn là đi tìm kiếm tiền để họ thỏa mãn sự đòi hỏi của các cảm giác ngũ hành. Vì họ chỉ biết có bao nhiêu đó thôi.
Bạn đạo: Người ta mà như chú cháu mình thì hay biết mấy.
Chú Bá: Không có chuyện này xảy ra. May mà mình biết có cách tu thì cứ lo tu cho mình đạt pháp. Còn chuyện khác thì cứ để tự nhiên xảy ra theo chu trình tiến hóa của nó.
- Bạn đạo: Chú ơi, thiền mà ngủ thấy tiền là sao chú?
Chú Bá: Ngủ thấy tiền là giàu có điển nhiều.
- Bạn đạo: Ngâm nước nóng có lợi ích gì chú?
Chú Bá: Trược nó tụ ở bộ phận sinh dục nên tạo nghiệp. Ngồi trong nước ấm giải trược bung ra mạnh nên nhẹ nhàng. Nam hay nữ cũng vậy như nhau.
- Bạn đạo: Người tu sẽ nhạy cảm hơn với âm thanh phải không Chú Bá?
Chú Bá: Đúng rồi. Ngồi coi ti vi cảm nhận chấn động tâm trạng của họ và tiếng nhạc. Không những là nhạc thôi mà coi thời sự tin tức cũng cảm nhận được. Coi thi hoa hậu thì biết người nào sẽ thắng giải nhất vì có điển chiếu xuống cho người đó. Cho nên khi mình tu nhẹ thì ngồi một chỗ mà cảm nhận khắp nơi. Cứ lo niệm phật ngay đỉnh đầu là đem sự bình an tới.
- Chú Bá: Mình tu sao không làm người ta lệ thuộc mình mà để họ phải tự tu thì họ mới mạnh. Người đời tăm tối thích lệ thuộc cho nên ai mà muốn người ta lệ thuộc mình thì đó là tánh quỷ. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 113
- Bạn đạo: Làm sao để an vui?
Chú Bá: Lập lại quân bình trong tâm thức thì có an vui. Khử trược lưu thanh là có an vui.
- Bạn đạo: Chú tại sao quỷ lại ở trần gian hại người?
Chú Bá: Chân lý phải có đủ thứ hết tạo kích động để điêu luyện phần hồn giữ tâm thanh tịnh. Khi ai có tâm thanh tịnh được trong môi trường động loạn là một siêu vĩ nhân. Super man.
- Bạn đạo: Chú, tại sao tu nhẹ lại dễ hút trược?
Chú Bá: Luật Đạo là luật đưa tâm linh về trạng thái vững bền nhất đó là trạng thái thanh tịnh. Cho nên cái trạng thái trược là mất quân bình thì phải có trạng thái thanh làm cho cân bằng lại. Khi thanh hút trược thì thanh trở nên mất quân bình cứ như vậy mà hai lực kéo trì qua lại. Cho nên người giỏi thì phải giữ được trạng thái tâm quân bình hoài. Muốn tu thành đạt phải có 3 đức tính Bi, Trí, Dũng rất mạnh thì mới có thể giữ cho cán cân đứng im ru. Pháp vôvi là phương tiện giữ cho cái cân được zêrô.
- Bạn đạo: Có phải nói dối vì mục đích nào cũng đều có tội?
Chú Bá: Vì không muốn người kia biết chuyện của mình nên không muốn nói sự thật thì đâu có tội gì đâu. Còn nói dối để gạt người ta là có tội.
- Chú Bá: Đạo là điển giới cho nên mắt thường không có thấy được. Còn thấy hình tướng thì chỉ một góc nhỏ của cái toàn thể thôi. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 114
- Bạn đạo: Tình yêu thật sự là gì?
Chú Bá: Tình yêu thật sự là chấn động đem lại sự bình an. Cứ lo yêu mình đi thì tình yêu phát ra cho xung quanh. Khỏi phải nghĩ lo gì hết.
- Chú Bá: Khi mình còn quan tâm chuyện phê phán của người ta về mình là mình không biết mình đang làm cái gì. Khi mình biết con đường mình đi thì ai nói gì đi nữa mình vẫn đi cho tới mục tiêu.
- Chú Bá: Vía là người yêu lý tưởng của mình. Không có ai yêu mình bằng chính mình.
- Bạn đạo: Hồi xưa cháu nghĩ cho người khác nhiều lắm. Vì nghĩ ai cũng khổ. Mà thấy nhiều người khinh chê mình. Giờ cháu lo cho cháu nhiều hơn xưa. Lo mình nhẹ mà thấy nhiều người thương mến và kính trọng mình hơn.
Chú Bá: Đúng vậy. Hồi xưa hướng ngoại thích người ta chấp nhận mình là người tốt và hiền. Bây giờ hiểu hướng nội rồi, ai muốn nghĩ gì về mình cứ nghĩ thì họ lại thương mình.
- Bạn đạo: Anh Bá ơi, sao mỗi khi mình có chuyện gì mà không giữ được thanh tịnh là tối ngồi thiền rất khó khăn?
Chú Bá: Khi có chuyện tức tối là lúc đó mình bị trược nhiều nên chịu không nổi làm mình mất thanh tịnh. Nếu bị trược nhiều mà mình không lo giải ra thì tối hành pháp khó khăn hơn. Vì vậy mình phải bỏ qua cái chuyện làm mình động mà lo hành pháp một lúc thì sẽ hết động loạn. Từ chuyện đó mình rút tỉa ra kinh nghiệm cho mình là phải làm sao để không bị như vậy nữa. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 115
- Bạn đạo: Hành giả tu thiền hướng nội khác với sự vô tâm của người ích kỷ chỗ nào Chú?
Chú Bá: Người tu họ hiểu có luật Trời áp dụng cho tất cả rồi nên họ không có lo gì nữa. Còn người ích kỷ là chỉ quan tâm cho mình có lợi mà không quan tâm đến sự tổn hại của người khác do mình tạo ra.
- Chú Bá: Tiểu Thiên Địa là một thế giới (điển giới) thu nhỏ và đồng dạng với Đại Thiên Địa. Hồn Vía mình hiện giờ ở trong Tiểu Thiên Địa nên sinh hoạt trong thế giới này. Khi mình tu nhẹ thì mới có thể thoát ra ngoài và sinh hoạt trong Đại Thế Giới. Tu mà Tiểu Thiên Địa trong sạch không bị ý ô nhiễm thì trong và ngoài tương tự với nhau.
- Bạn đạo: Ở Việt Nam người ta hay cúng giỗ để cơm mời người thân về ăn.
Chú Bá: Vì tình cảm phàm mà vô tình làm sai. Họ về họ nhập vô mà hại đời. Chú nói xa nói gần cho biết gia đình chỉ là duyên nghiệp thôi. Mạnh ai người đó học và tiến độc lập với nhau hết. Chuyện người thân nhập xác có thật trong bạn đạo vô vi. Vì bà chị thương đứa em bị chết. Nó lợi dụng tình thương về nhập vô chung xác rồi dẫn hồn bà chị đi chơi cõi khác, còn hồn nó ở với chồng bà chị và có 2 con luôn.
- Bạn đạo: Phật là sự Thanh Tịnh tuyệt đối, là năng lượng sáng suốt không mê chấp và biết rõ quy luật vận hành của vũ trụ. Phật không còn luân hồi trong Tam Giới nên con muốn tu để Thành Phật ạ.
Chú Bá: Cứ tu cho tâm mình thông tối đa là tự nhiên mình có những trạng thái đó chứ đừng có mong thành ông nào hết. Khi mình thông sáng suốt thì người đời kêu mình là ông hay bà phật. Chứ thật ra chỉ là hồn thông và thanh nhẹ thôi. Tu mà còn muốn thành cái gì đó là sai. Chỉ tu cho nhẹ tối đa thôi.
- Bạn đạo: Tại sao ngủ nằm không lợi bằng ngủ ngồi?
Chú Bá: Lực giải là lực rút thẳng lên. Cho nên khi xương sống thẳng hướng lên trên thì nó xuôi chiều với lực hút lên của tự nhiên thành ra sức giải mạnh hơn khi nằm. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 116
- Bạn đạo: Thế nào là đạt giải thoát Chú?
Chú Bá: Tu sao ở trong trạng thái hòa hoài thì mới gọi là giải thoát.
- Chú Bá: Tu các pháp của vô vi là giải nghiệp bám víu trong tâm của mình ra hết. Cho nên vô vi là pháp tu giải thoát. Hành pháp càng nhiều càng tốt. Giải trược ra thì hồn mới thoát được ra khỏi thể xác.
- Chú Bá: Trong mình có đủ thành phần trược ô cho nên mình phải hành pháp giải ra chứ đừng có tin là mình đúng mình tốt. Đôi khi những tư tưởng hiện ra và lợi dụng lòng từ bi của mình rồi xúi bậy để mình hướng ngoại mà tu sai cách.
- Bạn đạo: Thượng Đế có tu không Chú?
Chú Bá: Thượng Đế lúc nào cũng tu để duy trì sự quân bình. Nếu không tu liên tục thì vũ trụ sẽ mất quân bình. Mình tu giải trược lưu thanh lập lại quân bình cho chính mình là mình hợp tác cùng với Thượng Đế trong chu trình vận chuyển của vũ trụ.
- Bạn đạo: Tâm thanh nhẹ và tâm nặng trược khác nhau như thế nào Chú?
Chú Bá: Chơn lý chỉ có tâm thanh nhẹ hay nặng trược. Tâm thanh nhẹ thì luôn luôn xây dựng còn tâm nặng trược thì luôn luôn phá hoại. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 117
- Bạn đạo: Biết mà không biết, không biết mà biết là trình độ như thế nào chú Bá ơi?
Chú Bá: Mình tu mình biết nhưng mình không quan tâm cho nên như không biết. Tại vì mình không quan tâm nên tâm vắng lặng thanh tịnh thì thế giới tâm linh hiện ra tự nhiên mình biết. Hihi. Nói tóm lại là giữ tâm thanh tịnh thì sự tự nhiên trong thế giới tâm linh hiện ra.
- Bạn đạo: Chú Bá ơi, lúc con thiền thấy mình nhập vào tượng đá khắc hình 1 vị phật nào á. Con thấy mình rất mỏng, rồi nhập vào tượng phật đá đó có gương mặt rất đẹp.
Chú Bá: Hồn thấy tượng Phật thích nên nhập vô để làm Phật. Cho biết là ở nhà mà có nhiều hình hay tượng Phật thì hồn nhập vô ở đó cho người ta lạy nó. Thấy mình mỏng đó là cái thức không có hình tướng. Khi nhập vô thì có cảm giác mình là cái hình giống như cái tượng. Hiện giờ cái hồn ở trong cái xác nên mình cảm thấy mình là cái xác. Ở trong xác nữ thì tưởng mình là nữ còn trong xác nam thì tưởng mình là nam. Rồi cư xử như nữ hay nam tùy theo phong tục tập quán mà xã hội dạy theo khuôn khổ của xã hội đó. Cho nên hồi xưa Khổng Tử chỉ dạy cách sống theo tư tưởng của ông, nó trật so với Đạo Trời.
Bạn đạo: Cái hồn con còn ngu nên thấy cái gì có thể nhập là nhập hả chú?
Chú Bá: Hihi còn ngu. Còn chấp vô hình tướng. Phải tu xuất hồn thường xuyên thì mình mới biết mình là như thế nào và không còn mê chấp vô hình tướng nữa.
- Chú Bá: Càng thanh nhẹ thanh tịnh càng không muốn cái gì hết mà khi ý chuyển là có. Vậy mới vui chứ và tâm lại nhẹ nhàng.
- Bạn đạo: Chú ơi con hỏi cái này, khi xúc ruột con thấy dưới bàn chân nó chạy rần rần là sao chú?
Chú Bá: Đó là giải các phần trược xuống địa ngục. Phần trược nào vô mình là mình phán xử nó liền. Nhẹ là về Trời nặng thì xuống địa ngục. Không có chạy khỏi sự công bằng.
- Chú Bá: Mình tu mình lo dầy công hành pháp cho thanh nhẹ là điều chánh phải làm. Còn chuyện bên ngoài không phải là chuyện chánh mà mình phải lo. Nhưng mình phải hiểu là khi mới tu thì mình giải trược điển và giải nghiệp tích tụ bên trong của mình nhiều quá. Tại vậy mà nó làm người ta bị khó chịu và gây ra sự bất an. Nếu trước khi tu mà ai càng động loạn trong cuộc sống thì càng bị nhiều vấn đề khó khăn. Vì vậy mà mình phải kiên trì dầy công hành pháp để tạo cho mình thanh nhẹ. Khi mình tạo được cho mình thanh nhẹ thì mọi chuyện sẽ êm đềm tự nhiên. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 118
- Bạn đạo: Đạo là gì Chú?
Chú Bá: Đạo là cái luật tự nhiên để duy trì sự quân bình trong tâm thức. Đó là sự bình an. Trạng thái bình an này là trạng thái tồn tại của tâm linh. Khi tâm linh bị kích động làm tâm mất vị trí bền vững thì cái luật tự nhiên sẽ tác dụng cho tâm trở về trạng thái bình an trở lại. Thí dụ khi mình bị nhiễm trùng thì trong người có kháng thể (Trời tạo kháng thể có sẵn trong cơ thể rồi) chạy đến chỗ có vi trùng và diệt vi trùng để cho mình khỏe mạnh và bình an trở lại. Cũng như trong cuộc sống ở đời vì tâm vạn vật không có bình an nên tạo ra nhiều kích động rồi những phản động xuất hiện đối nghịch lại để cuối cùng cuộc sống phải tự trở về sự bình an. Những chu trình để trở về sự bình an rất là dài vì vạn vật không biết dập tắt cái nguồn gốc gây ra trạng thái kích động từ trong tâm của vạn vật. Các sự kích động và phản động diễn tiến xảy ra liên tục làm cho tinh thần bấn loạn từ đó mà tạo ra cuộc đời.
- Bạn đạo: Nguồn gốc tạo ra sự kích động là gì?
Chú Bá: May mắn mình có pháp tu Vô Vi là phương pháp hóa giải nguồn gốc tạo ra sự kích động đó là cái chấn động của Điển Trược. Khi mình hóa giải được cái chấn động điển trược thì mình có trạng thái bình an quân bình trong tâm thức là mình trở về trạng thái Đạo. Vì cuộc sống đầy tràn điển trược nên làm cho tâm hồn của vạn vật bị quay cuồng liên tục thành ra mình phải có đức tính kiên trì trong sáng suốt để mình hành pháp và giữ cho mình có thanh tịnh tối đa.
- Bạn đạo: Tại sao mình cần có sự thanh tịnh tối đa?
Chú Bá: Khi tâm mình có trạng thái thanh tịnh thì cái tâm của mình nó tự do phát triển vô cùng và không có bị cản trở bởi bất cứ lực nào trì kéo sự phát triển của tâm. Thì tâm mình có tất cả các trạng thái như ban đầu của Trời. Trên thế gian này, khi có người thức tâm tu mà biết được trạng thái của Đạo thì họ muốn chia sẻ cho nhân gian. Họ chỉ cái cách họ đã thực hành mà mình gọi là "đạo này đạo nọ". Nếu phương pháp tu đúng thì phương pháp đó sẽ giúp người tu trở về được trạng thái quân bình tuyệt đối. Mà nếu ai thật sự tu có trạng thái quân bình tuyệt đối rồi thì với trạng thái thanh nhẹ "Tâm Không" họ không có chấp vô hình tướng bên ngoài. Họ không xưng danh hoặc làm thầy hay làm chủ bất cứ cái gì hết. Họ chỉ lo tu để giữ quân bình cho chính họ trong thế giới động loạn này mà thôi.
- Bạn đạo: Con thích ở một mình mà người nhà nói con nhiều, trai lớn không thấy gái gú gì nên con thấy phiền tâm buồn lòng ấy chú.
Chú Bá: Mình buồn là tại mình cho họ ảnh hưởng mình. Chứ họ đâu có làm mình buồn được. Xét lại cho kỹ. Mình buồn mình giận là tại mình chứ không phải tại người ta làm mình buồn. Muốn tu thành công thì không để bất cứ điều gì làm ảnh hưởng tâm mình. Cho nên khi nói ở một mình tu sướng lắm là tâm còn dễ bị ảnh hưởng quá. Tu không có được đâu. Hồi xưa nếu Phật Thích Ca buồn phiền khi cha giận Phật thì tiêu rồi.
- Chú Bá: Trong khi niệm phật mà cảm thấy đau chỗ này chỗ kia chứng tỏ là ý niệm phật có hiệu quả rồi. Khi niệm đã tạo ra được chấn động đả thông các chỗ bị bế tắc nên cảm thấy đau. Đó là đau trong điển giới chứ không phải đau vì bắp thịt hay gân gì hết vì khi ngừng niệm phật thì hết đau. Vậy thì phải trì chí niệm cho nó đau thêm tức là mình đục cho nó thông luôn. Không có sao. Đừng có sợ bị gì hết. Đục cho thông luôn thì hết đau. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 119
- Bạn đạo: Thưa Chú, lạy kính vô vi là lạy ai ạ?
Chú Bá: Lạy kính vô vi là lạy để giải trược về cho Trời hóa giải thành thanh.
Bạn đạo: Kính vô vi ở trong nhà có khác với tượng ông phật không Chú?
Chú Bá: Khác chứ. Kính vô vi không có hình tượng. Nhìn tượng Phật mà nghĩ đó là Phật là sai. Tự gạt mình học cách sai lầm với sự thật.
- Bạn đạo: Con người cứ ví Phật như vị thần cầu xin này nọ. Ngoài bắc có người còn nhét đầy tiền vô tượng Phật. Con thấy mê tín quá.
Chú Bá: Hihi. Kệ họ. Phật pháp khó gặp và khó hiểu. Không có dễ biết đâu. Con người bị mắt tai mũi miệng che lấp sự thật tâm linh rồi. Khó lắm. Nhớ tới Phật là phải học cái gương tu của Phật và hành theo như vậy. Mình biết thì cứ lo tu đừng có lo chuyện của người ta mà tự gạt mình luôn. Phải tu biết mình là như thế nào thì mới biết Trời Phật là sao.
- Bạn đạo: Chú Bá cho con hỏi:"Tất cả là 1" có nghĩa là gì ạ?
Chú Bá: Tại vì vạn vật sanh ra từ một nguồn gốc cho nên có sự liên hệ với nhau. Cũng như cơ thể của mình tạo ra từ một tế bào rồi từ đó nó phân tách ra đầu mình tay chân tim gan tì phế thận... cho nên các bộ phận đều liên quan với nhau.
- Bạn đạo: Thượng Đế là ai là gì ạ?
Chú Bá: Nhìn bên ngoài thì thấy vạn vật có sự thông minh nào đó tạo ra rất là tinh vi và khôn khéo mà con người không ai tạo ra được. Cái nguồn gốc tạo tác đó người ta gọi là Thượng Đế. Mình là cái hồn là sự sáng suốt cũng có từ nguồn gốc đó nên có đầy đủ các tính chất của nguồn gốc này. Cho nên nếu muốn biết cái nguồn gốc này thì mình phải tu để thanh lọc hết các ô nhiễm trong tâm của mình để mình thật thanh tịnh và biết được các tính chất của hồn mình thì mình biết được cái nguồn gốc của mình là như thế nào. Mình phải quay vô tâm để tu thì mới thấy mình mà biết Trời. Còn mở mắt đi tìm bên ngoài thì không bao giờ thấy và biết được.
- Chú Bá: Khi kinh mạch thông là hết bệnh. Bệnh là do kinh mạch điển bị nghẹt mà thôi. Ai cũng tự chữa bệnh được hết nếu kiên trì dầy công hành pháp vô vi. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🌸 PHẦN 120
- Chú Bá: Cái luật tự nhiên là khi ly nước nóng để gần ly nước lạnh thì ly nước lạnh hút cái sức nóng qua làm cho ly nước lạnh ấm lên mặc dù hai ly nước không có ý truyền nhiệt gì với nhau hết. Người tu cũng vậy. Khi tu thanh nhẹ thì hút trược điển qua làm mình khó chịu. Nếu mình không muốn bị khó chịu thì bỏ đi xa ra hoặc là dùng cái pháp giải điển trược ra. Nếu mình không làm được hai điều này thì mình phải chịu bị nặng trược đó là trách nhiệm của mình. Cái luật tự nhiên nó là như vậy. Cho nên nếu mình muốn thoát khỏi sự nặng trược khổ tâm này thì mình phải tận dụng hết khả năng để mình tự giải quyết cho mình thanh nhẹ. Đó là chu trình huấn luyện cho mọi phần hồn trở nên dũng mãnh và sáng suốt của luật tự nhiên. Không có ai tránh khỏi chu trình tiến hóa này. Nói cho cùng sở dĩ ai không làm cho mình thanh nhẹ được dù hiểu thấu mọi lý do để cho mình bình an là vì không có đủ ý lực để đả thông các bế tắc của kinh mạch trong mình. Muốn cho có ý lực mạnh thì phải tập trung tinh thần để giải trược điển bám víu vào tâm của mình. Muốn tập trung được thì phải mặc kệ làm lơ các nguyên nhân chi phối mình.
- Bạn đạo: Tại sao mình mặc kệ làm lơ không được Chú?
Chú Bá: Tại vì mình tưởng mọi sự việc là của mình cho nên mình muốn bảo vệ và ôm giữ lấy nó. Suy nghĩ cho tận cùng là mình không có cái gì hết ngoại trừ cái tâm ý của mình thôi. Ngay cả cái ý của mình cũng không phải của mình thì mình chẳng có gì phải ôm giữ và bảo vệ. Mình chỉ có sự yên lặng mà thôi. Cho nên mình phải tu hành pháp để duy trì sự yên lặng của mình. Sống trong thế giới động loạn này cũng như mình trôi bồng bềnh trên mặt biển cho nên mình bị lắc lư là chuyện đương nhiên. Không phải chỉ riêng những người gần xung quanh mình mà tất cả đều làm phiền mình. Nhưng những người ở gần mình nhất là những người giúp đỡ mình nhất và làm phiền mình nhiều nhất. Khi mình còn trách ngoại cảnh là mình sẽ bị bực bội hoài cũng như nằm trên phao giữa biển mà trách sao sóng nhồi hoài. Muốn yên thân trên mặt biển thì cứ ôm phao mà thở rồi dựa phao mà ngủ cho tới khi nào trôi vào đất liền thì tự bước lên bờ mà nghỉ.
- Chú Bá: Xuất hồn một lần cũng chưa có gì. Phải tu sao cho xuất theo ý muốn của mình thì mới được. Mình phải tu cho tới mức độ đó vì đó là cái luật khoa học tự nhiên của tâm linh. Cũng như mình chế máy bay phải đúng luật sức đẩy thì máy bay bay được à. Nếu chế máy bay mà bay không được hoặc lâu lâu hên xui bay được một hai lần thì là chưa đúng đủ sức đẩy. Cho nên chú nói tu phải luyện cho bằng được có kết quả chứ đừng có tu để tưởng mình là người tu hiền là được rồi.
- Bạn đạo: Con người có phải mỗi nét mặt là phân loại 1 tính cách đúng không Chú?
Chú Bá: Đúng rồi. Nét mặt là do cái tính chất của cái hồn tạo ra. Hồn dũng mãnh thì tạo ra nét mặt oai nghiêm đàng hoàng còn hồn yếu hèn thì tạo ra nét mặt yếu không có khí lực bên trong.
- Chú Bá: Sống trên đời này rốt cuộc chẳng có được gì. Nhưng nếu hồn không có thanh nhẹ thì khi chết tự động bị hút xuống cõi nặng nề. Không có ai thoát khỏi luật này. Vì không biết nên họ coi thường mà không biết tự lo tu. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)