TỔNG HỢP NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚ BÁ TRÊN TELEGRAM
(Text được sưu tầm từ kênh Phan Vân trên Youtube
và Kênh Kim Chỉ Nam trên Telegram)
(MỤC LỤC TOÀN TRANG)
🌷 PHẦN 11
- Bạn đạo: Chú ơi, nếu nói vợ chồng duyên nghiệp vậy có phải ở tới già hay tự đối phương bỏ đi mới là hết nghiệp không. Hay nếu mình bỏ cho dù bỏ đi tu cũng là còn mắc nợ?
Chú Bá: Nghiệp là ý ở trong tâm. Giải nghiệp là tu giải hết ý trong đầu của mình. Khi hai người gặp và thích hợp với nhau là tạo ý thích bên trong. Ý vương vấn với nhau gọi là nghiệp. Mình phải tu giải ý và hiểu vị trí của mỗi phần hồn là phải tự chịu trách nhiệm cho sự tiến hóa của chính mình là mình giải nghiệp. Không cần bỏ ai hết mới là giải nghiệp tại vì mình đâu có sở hữu cái gì đâu trên cuộc đời này đâu mà mình bỏ hay giữ.
Bạn đạo: Dạ, con cũng ko có ý sở hữu vợ, con hay cái gì. Ý con là muốn rảnh để tu cho khoẻ thì đc không hic hic
Chú Bá: Cái này là ý muốn rảnh mà còn bám víu. Bám víu là muốn kiểm soát mọi chuyện ngoài mình phải theo ý muốn của mình. Không dám để tự nhiên xảy ra.
- Chú Bá: Ở trên trái đất có không khí nên nói mới có âm thanh chứ ngoài chân không nói không có nghe. Nói là truyền đạt tư tưởng thôi. Cho nên cõi tâm linh không có nói bằng âm thanh mà chỉ truyền đạt tư tưởng thôi. Truyền đạt từ đỉnh đầu của mình.
- Chú Bá: Khi mình sống tự nhiên là sống theo cái biết của cái vía. Tu vía khôn thì mình sống tự nhiên càng hay. Sáng suốt là không phải bằng trí phàm. Cái vía cũng giống như bluetooth vậy đó. Nó bắt sóng được những gì xung quanh nó. Cũng như chú Bá đi tới đâu mà muốn đậu xe gần tiệm mình muốn tới thì trong ý biết đi làm sao cho có chỗ đậu gần mặc dù rất đông xe đậu trên bãi đậu xe.
Bạn đạo: Tức là cái vía chỉ à chú!?
Chú Bá: Cái vía nó trình cho hồn biết.
- Chú Bá: Trước khi tu Vô Vi trược không có khuấy động lên nó đọng cứng ở dưới hạ thừa cũng như cái hồ bùn mà thấy nước trong. Còn tu Vô Vi là quậy bùn lên để lọc cho thật sạch.. cho nên người không tu ngủ nằm họ cũng vẫn bị trược nhưng họ không biết còn người tu Vô Vi ngủ nằm họ bị trược thì họ biết liền nên bị khó chịu. Người không tu cũng bị sật sừ khi mới thức dậy mà. Ngủ dậy không nổi.
- Bạn đạo: Chú vậy mình thành tâm mà tu không có kết quả gì. Chẳng hạn 10 năm mà không xuất vía thì còn những lý do gì khác nữa?
Chú Bá: Mặc dù thành tâm mà tu sai nên không có kết quả. Tu sai là vừa tu và vừa lo chuyện bao đồng bên ngoài. Thầy Tám có nói Tu Vô Vi thành Phật rồi muốn làm gì thì làm. Trong Vĩ Kiên luận đó. Ít nhất là phải vào Phật giới. Có nhiều người tu Vô Vi sai. Tu mà thích đi chùa làm phước. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 12
- Bạn đạo: Bệnh tật do đâu tạo nên?
Chú Bá: Tất cả bệnh tật đều do trược điển bám vô tâm hồn của mình lâu năm nên nó làm cho các hoạt động của các cơ quan không có hoạt động một cách thông suốt như Trời tạo ra lúc ban đầu. Như cái vòng lẩn quẩn, khi bị trược điển bám vô mình mà mình không có giải ra thì nó tạo cho ngũ tạng của mình bị nghẹt mà từ đó mình có cái tánh nào đó. Cũng vì cái tánh của mình mà mình vô tình làm cho mình bị trược liên tục mà sanh ra bệnh. Cho nên muốn chữa bệnh thì mình nên ngưng các thói quen các suy nghĩ trong đời và dùng pháp tu vô vi ráo riết giải trược điển ra cho hết thì cơ thể của mình nó tự phục hồi hết bệnh. Muốn trả nghiệp của mình là mình phải hành pháp giải trược điển trong tâm của mình chứ không cần phải làm gì khác.
Anh Bá kể chuyện này cho nghe là ba của anh Bá một hôm cảm thấy lạnh run mặc dù thời tiết không có lạnh. Khi đưa vô nhà thương để khám bệnh thì biết là bị cancer (ung thư) trong tủy nên không có đủ hồng huyết cầu. Sau một năm chữa trị bệnh cancer theo kiểu tây phương mà vẫn không có tiến triển tốt hơn. Rồi ba anh Bá lần nữa phải vô nhà thương để cho bác sĩ điều trị. Cuối cùng bác sĩ phải chịu thua và cho về nhà để chơi với gia đình lần cuối. Nhưng gia đình muốn để ba anh Bá trong nhà thương để có bác sĩ chăm sóc. Anh Bá có liên lạc với ba anh Bá khi ông ở trong nhà thương vì ông có tu hành theo vôvi nên ông cũng biết về điển giới. Anh Bá biết khi ba anh Bá còn ở trong nhà thương thì khó mà hết bệnh mà sẽ bệnh nặng thêm. Anh Bá nói với gia đình đem ba anh Bá về nhà liền. May là bác sĩ không cho ở lại nhà thương nên gia đình đành phải đem ba anh Bá về nhà. Vì ở tiểu bang khác nên anh Bá phải bay về để găp và khuyên tu hành cho đúng cách. Khi về với ba anh Bá thì anh Bá thấy nhiều bạn bè và người thân gọi điện thoại hay đến thăm. Họ mang sự nặng trược đến mà ba anh Bá khó phục hồi được. Anh Bá nói ba anh Bá ngưng tiếp xúc với bạn bè mà lo tập trung thở chiếu minh và nghe băng giảng của thầy Tám cho có thanh nhẹ. Trước khi đem ba anh Bá vô nhà từ nhà thương về thì anh Bá cảm nhận có một luồng năng lực chiếu xuống nhà thì anh Bá biết có sự quang chiếu từ cõi vô vi. Lúc mới về nhà ba anh lúc đó quá yếu. Chỉ nằm trên giường. Yếu đến đỗi hút nước uống không nổi luôn. Vậy mà vài ngày sau thì ngồi dậy và ra giường được. Ăn uống và phục hồi sống lại. Ba tháng sau mạnh khỏe như người không có bệnh. Đi gặp bác sĩ để thử nghiệm lại thì không thấy còn bị cancer gì nữa. Da mặt hồng hào tốt như bình thường. Bác sĩ rất ngạc nhiên và không có giải thích được. Trước khi anh Bá trở về nhà, anh Bá dặn ba anh Bá nên quay vào trong tâm tu và lo giải trược, giới hạn giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp. Ba anh Bá nói ba hiểu hết những gì con nói mà ba không có thể làm được. Sau ba tháng sống bình thường, một hôm anh Bá gọi điện thoại hỏi thăm thì biết sau khi ba anh Bá tham dự buổi họp bạn đồng nghiệp về nhà và phát bệnh trở lại rồi qua đời sau hai tuần.
- Chú Bá: Mình tu mình phải tìm hiểu cái luật của khoa học tâm linh mà hành tu cho đúng cái luật đó thì tu mới có kết quả chứ tu mà không biết cách tự tu tự tiến mà cần nhờ vào người khác cứu mình là suốt đời mình không biết cách dùng khả năng của mình thì mình yếu hèn và bị lệ thuộc là mình bị chết rồi.
- Chú Bá: Tu không phải để hiểu lý thôi mà phải hành để có thực chất. Người ta nói là nói cái lý từ kết quả do thực hành. Thí dụ người ta nói niệm phật cho ý tan. Thì khi mình niệm phật mà ý mình tan là mình thấy đúng như người ta nói. Còn nếu mình niệm phật mà ý không tan thì một là cái lý người ta nói không có đúng hai là mình tu không có kết quả. Vậy thì tin cái nào? Người ta sai hay mình sai.
Bạn đạo: Chỉ có mình sai không ai sai ạ. Con luôn lấy câu đấy để tu học ạ.
Chú Bá: Nếu mình nghĩ người ta sai thì tức là mình cho mình đúng. Mà nếu mình đúng thì tại sao mình còn lo còn buồn khổ trong khi đó nhìn thấy người kia tỉnh queo. Như vậy chắc là mình sai. Vậy thì phải nghiên cứu lại cách tu của mình.
Bạn đạo: Niệm phật tan ý là một chơn lý chưa chú?
Chú Bá: Chơn lý là cái lý của sự thật. Khi niệm phật mà ý tan làm cho mình thanh tịnh sáng suốt thì niệm phật là chơn lý.
- Bạn đạo: Chú ơi, cái cảm giác chán ghê cái cuộc đời này là do lúc đó mình bị trược đúng không chú?
Chú Bá: Đúng rồi như người khi thanh nhẹ thì không có chán mà chẳng có mê đời. Nó ra sao cũng được không dính dấp với mình.
- Chú Bá: Hồn chịu tu thanh tịnh thì vía mới khôn. Cũng như mình thương vợ thương con thì họ mới khôn. Còn mình độc tài và đòi hỏi thì cả nhà ngu hết. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 13
- Chú Bá: Hồn mạnh là điều chánh chứ không phải tu là làm theo nhân nghĩa kiểu người đời thường chỉ dạy. Đa số bị chấp vô cái luân thường đạo đức mà người đời đặt ra làm cho tâm bị cắn rứt mà tâm không phát triển được.
- Bạn đạo: Vì sao hành pháp bị rung lắc?
Chú Bá: Hành pháp bị rung lắc là tùy người. Nên thở chiếu minh cho nhiều thì hết lắc. Nếu có lắc cũng không có sao. Đó là đang đả thông kinh mạch. Phải hành pháp liên tục để giữ cho kinh mạch thông thì thiền mới yên lặng.
- Chú Bá: Tu là hành pháp giải động ra khỏi tâm để giữ tâm thanh tịnh hoài. Sai là kinh mạch điển chưa thông. Khi thông là không có sai. Nhưng khi còn sống ở trần gian là bị nhiễm trần hoài nên mình bị sai hoài nên phải tu để giữ cho thông hoài. Phải tu hoài sửa sai hoài.
- Chú Bá: Khi tâm mình bị động là vì có trược điển bám vào tâm. Trược điển ví như con dế rơi vô mặt hồ yên lặng thì con dế nó tạo sóng trên mặt nước. Con dế là cái trược nhảy vào, mặt hồ là cái tâm. Sóng trên mặt hồ là cái ý. Vớt con dế ra khỏi mặt nước tức là giải trược điển thì nước sẽ yên trở lại tức là tâm trở lại thanh tịnh. Trần gian có nhiều trược điển thì mình phải tu giải hoài. Vớt dế ra hoài.
- Bạn đạo: Con chào chú Bá cùng cả nhà. Con cũng vừa có duyên và biết đến pháp tu vô vi gần đây. Chú Bá có thể soi dùm con kiếp trước và chỉ dẫn con cách tu tập được không ạ?
Chú Bá: Con người đang sống trên thế gian này là tự động bị nhiễm trần nên tâm tăm tối mà tạo ra tội lỗi khiến cho tâm hồn bị nặng nề đau khổ. May mắn nay gặp pháp tu giải được các trần trược ô nhiễm trong tâm ra thì nên tìm hiểu và hành pháp ráo riết để giải nghiệp của chính mình mà có thể đi về trời trở lại. Là nơi mà mình đã rời xa.
Bạn đạo: Dạ con cảm ơn chú. Còn về soi kiếp trước không được hả chú?
Chú Bá: Kiếp nào mình cũng có tội nên giờ vẫn còn ở đây và bị đau khổ tâm không yên được.
Bạn đạo: Dạ, vậy con ráng hành pháp nhiều hơn!
Chú Bá: Nên quay về mình mà lo tu tập.
Bạn đạo: Dạ ý con là muốn biết kiếp trước con bị tội gì để mà biết đường sửa đó chú. Hihi
Chú Bá: Hành pháp là sửa. Tội nhiều lắm không biết hết được. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 14
- Bạn đạo: Khi có phần âm tá túc bên trong mình thì phải làm sao?
Chú Bá: Khi có phần âm tá túc bên trong mình thì mình phải tu giải ra đồng thời mình không có chấp thuận các tư tưởng động loạn xuất hiện trong đầu của mình. Mình phải lấy tâm tha thứ và thương yêu để làm chuẩn. Tâm không có ganh ghét thù hận vì đây là tâm ý của ma quỷ. Nếu mình cứ nuôi dưỡng các tâm ý này là mình còn muốn chơi với ma quỷ thì mình không có thanh nhẹ. Mình phải tự giải và giáo dục chính mình. Nếu không dạy và luyện pháp để giữ cho mình thanh nhẹ thì mình bị ngu khổ là tại mình thôi. Ma là yếu hèn hay nhờ đỡ còn quỷ là độc tài và tưởng mình hay hơn người khác.
- Bạn đạo: Chú ơi, có vị sư kia chữa lành bệnh cho rất nhiều vong, có cả làm trung gian hòa giải cho oan khuất giữa người dương và âm. Sư này cũng tu xuất hồn rồi, tu về điển giới nên con nghĩ là họ dùng điển chữa điển nên hồn của người ta được lành lặn là vậy. Tuy nhiên họ nói pháp môn mình tu không rốt ráo, mình đi lạc đường. Vậy đâu là chân lý vậy chú? Chú xuất hồn rồi vậy chú có thấy được ba con hiện nay đang ở đâu không chú?
Chú Bá: Nếu tu có sáng suốt thì sẽ biết tất cả mọi bệnh đều phát sinh do tư tưởng của mình, khi mình bị tăm tối thì mình suy nghĩ sai nên sống sai mà sanh ra bệnh. Sống sai với Đạo là sống không buông bỏ thích ôm giữ đó là nghịch với Đạo. Đạo là luật duy trì cho tâm trở về có sự thanh tịnh, tâm không động loạn không bị vầy xéo đau khổ. Cho nên khi mình sống với ý thức là tất cả đều là không phải của mình thì mình sống đúng với Đạo. Đạo là tâm không ý, tâm vắng lặng thanh tịnh. Vì là không thì khi mình tạo ra cái gì thì mình phải tự bỏ nó đi đó là chu trình giáo dục của Trời dạy cho mỗi phần hồn, dạy cho phần hồn khôn để biết cách tạo cho chính mình nhẹ nhàng, thoải mái phát triển vô cùng không tự bó buộc mình. Cho nên người tu sáng suốt không có xía vô chuyện học hỏi của người khác mà chỉ đóng góp cho các phần hồn còn tăm tối được thức tâm để họ tự cứu họ. Người tu vô vi là người tu trực tiếp khai thác phần hồn của họ. Khai thông chính họ tìm ra chính họ là điều chánh chứ không phải tu là đi tìm hồn của người khác để làm gì. Mình tu mình nên lo hành pháp để tâm mình nhẹ mình xuất về nơi thanh cao. Mình cứu mình là chánh hòa tan trở lại với Trời là chánh. Rốt cuộc chỉ có mình là chánh. Mọi việc trên đời này biến ra chỉ để dạy mình thực hiện ba tính chất cao quí mà mình phải có để mình có thể trở lại nguồn gốc của mình. Đó là Bi, Trí, Dũng. Mình quay trở lại được với mình là mình có ba tính chất quí này mà người ta gọi là Tam Bảo.
- Chú Bá: Khi tu thanh nhẹ hút vô thì giải ra liền. Khi ngồi thiền điển lưu thông mạnh thì trược không có bám vô được. Vì vậy mà hồn mới có thanh nhẹ được mà mới có thể xuất ra khỏi xác được.
- Chú Bá: Đạo là tâm thanh tịnh không có ý gì trong tâm. Muốn tâm thanh tịnh thì đừng có muốn gì hết,đừng có ý bảo vệ cái ta, đừng có ý muốn người ta nghe theo mình, không hơn thua ganh ghét mà mình chỉ lo tu niệm phật và giải trược giải ý động loạn ra. Chỉ giải bỏ và giữ tâm yên lặng là đủ rồi. Dễ quá mà. Mình còn độc tài thì tâm mình không có yên không có thanh tịnh không có vô tư không có sáng suốt. Tự giam phần hồn mình trong cái mê chấp của mình. Ngu gì phải lo chuyện của người ta mà để mình khổ và bị tăm tối! Người độc tài là người ngu, tự hại chính mình làm cho tâm nặng nề.
- Chú Bá: Khi mình có tánh hơn thua vì mình muốn thuyết phục người khác nghe theo ý của mình là mình có tánh độc tài.
Bạn đạo: Vậy là chuyện gì đến thì cho nó tự nhiên hả chú?
Chú Bá: Khỏi cần tranh chấp trúng hay sai. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 15
- Chú Bá: Người tu chân thật là người biết mình muốn làm cái gì. Họ tự chủ và cương quyết thi hành để họ đạt được mục đích cho chính họ. Họ là người có nhiều dũng chí chịu hy sinh những chuyện làm không cần thiết nào mà nó làm cản trở cho hành trình thăng tiến của họ. Họ không THÈM hơn thua và tranh chấp với những chuyện không giúp họ tiến. Họ quay về với họ để lo tu lo phát triển tâm linh của họ để trở về vị trí vĩ đại của họ mà họ đã ngu si làm mất đi. Ai không chịu tu không chịu dùng tất cả khả năng của mình để tự hành tự khai thông các bế tắc, cái tăm tối của tâm hồn mình thì chính là những người tự kỳ thị.
- Chú Bá: Cứ ngủ ngồi được là tiến. Ngủ được là giải trược mạnh. Giải hoài là sẽ nhẹ và tâm tiến. Khi thanh nhẹ là xuất hồn và xuất vía. Tâm phải coi nhẹ chuyện đời đừng có quan trọng hóa chuyện trần gian.
- Bạn đạo: Tại sao con tu khổ vậy mà con tu tốt còn con tu trong sung sướng thì tu dở ẹt vậy chú ?
Chú Bá: Khi khổ thì mình mới trụ về với mình. Lúc đó tâm mới thanh tịnh. Nên tu tiến.
Cuộc đời chẵng có cái chi
Toàn là ô trược chỉ cho chán đời
Chán đời mới chịu về Trời
Sống đời tưởng hưởng ai dè tiêu tan.
- Chú Bá: Giải trược không còn ý trong đầu mới gọi là nhẹ thì mới xuất hồn. Lý luận nhiều là tâm còn động loạn không có nhẹ. Tu chỉ lo hành pháp giải trược để tâm hồn sạch tối đa là sự huyền diệu lộ ra tự nhiên. Mình không nên mong muốn hay không muốn có xuất hồn hay xuất vía. Không nên nói lý theo sự suy diễn của mình qua sách vở hay kinh kệ. Mình phải thực hành có chứng, có trải nghiệm rõ ràng thì mới thật sự là biết. Rồi phải chứng minh thực tế coi có đúng không. Nếu không biết trong điển giới mà nói cái này đúng hay cái này sai là mình tự dẫn mình đi sai mà không hay biết. Không nên có chủ kiến mà tự xây cái vách tường chắn đường đi đến sự thật.
- Bạn đạo: Chú người mà không còn ý gì trong đầu là không thể. Chú Bá cắt nghĩa chút con khó hiểu.
Chú Bá: Khi niệm phật hoài mình không có nghĩ gì hết ngoài ý niệm phật thôi. Có thanh tịnh là hạnh phúc nhất. Nên giữ tâm cho yên không cho nó giao động nhảy lung tung. Con ma con quỷ nó tạo hoàn cảnh động để cho người tu luyện tâm làm lơ để thanh tịnh. Nó tạo kích động cho người tu thì Trời thương nên thưởng cho chúng. Cho xuống địa ngục để chúng sớm thức tâm tu cho tâm được thanh tịnh mà về với Trời. Cho nên ai không muốn được thưởng kiểu này thì đừng có ngu mà đứng ra "cho roi cho vọt" người khác.
Bạn đạo: Thế thì ở đời chẳng cần quan tâm đúng sai gì hết à chú. Chỉ có nam mô a di đà Phật.
Chú Bá: Mình chỉ lo tu cho hồn mình thanh nhẹ và thanh sạch mà thôi. Hồn mình nhẹ là đúng còn nặng là sai.
Bạn đạo: Luyện tập 3 pháp con thấy luyện thân cho khỏe ấy chứ. Chú Bá là thiên tài hay sao ấy chứ. Con thấy khó khăn thật.
Chú Bá: Khó cái gì? Bây giờ đặt mục tiêu chánh chỉ là tu xuất hồn cho được thì mọi chuyện khác đều là không đáng quan tâm. Dễ ợt phải không? Mình rất là may mắn vì biết có nhiều người tu vô vi đã xuất hồn rồi. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 16
- Chú Bá: Chú Bá nói thẳng cho biết là tu pháp vôvi thì sẽ được thanh nhẹ. Nếu mà tham tìm pháp khác lung tung thì nếu rước trược vô bị bít lại hết thì ráng mà chịu. Tu phải hiểu cái pháp là tại sao pháp nào khai thông tâm được và tại sao nó khai thông được? Cái nguyên nhân là gì. Nếu không hiểu mà chạy lung tung gánh nạn thì mất thì giờ làm lại từ đầu. Không phải vì chú tu vôvi mà nói pháp vôvi là pháp tu có hiệu quả cao. Sự thật là vôvi có hiệu quả cao lắm. Ai hành pháp chưa có kết quả nhiều thì không thể biết điều này nên họ còn thắc mắc và nghi ngờ pháp. Các bạn nào biết pháp vôvi thì thật là rất may mắn. Nhưng nếu ai tu mà không có kết quả thì nên xét lại về cách tu của mình. Từ khi biết pháp vôvi, chú cứ hành mấy cái pháp này mà khám phá biết được tâm linh của mình rất là huyền diệu và phát triển vô cùng. Cứ chuyên tâm tu thì chắc chắn sẽ có kết quả vào cõi tâm linh.
- Bạn đạo: Sao chú Bá hay nói đến heo thế nhỉ. Con ăn thịt heo nhiều kiếp rồi. Kiếp này ăn thêm một chút có sao không?
Chú Bá: Ăn thịt heo có nhiều trược điển có tính chất bám víu làm cho kinh mạch khó lưu thông. Vì có tính chất này mà tu khó giải điển trược ra và tạo nhiều tánh thất tình lục dục. Tình cảm bám víu tâm khó dứt khoát chuyện đời để tâm thanh tịnh.
- Chú Bá: Ai nói khôn, nói giỏi, nói hay, chê bai người khác cũng được nhưng nên tự hỏi tự chứng là chính mình tu có biết cách làm cho mình thanh nhẹ để hồn xuất ra khỏi bản thể chưa? Nếu họ tu chưa xuất hồn được là họ chưa biết tu hoặc tu chưa biết gì thì lời phê phán của họ không có giá trị để quan tâm. Nếu họ tu có kết quả thật sự thì chắc chắn họ không bỏ phí thời giờ và năng lực của họ để phê phán người khác. Thức Tâm: "Ai khen ai ghét chẳng màng".
- Bạn đạo: Sao người tu ngu vậy chú?
Chú Bá: Ngu là không thèm hơn thua tranh chấp chuyện thế gian chứ người tu không có ngu. Họ khôn nên biết xây dựng phần hồn của họ là sự đời đời chứ không có quan tâm chuyện tạm thời không phải thật.
Bạn đạo: Người tu hay tìm hiểu chú ơi, không ai ngu cả mà họ không biết chú ơi.
Chú Bá: Nhắm mắt ngồi lắng nghe tìm hiểu các biến chuyển trong tâm của mình để biết cách tu sao cho tâm của mình được thanh tịnh tối đa chứ không phải mở mắt chạy lung tung để tìm hiểu chuyện của người khác.
- Bạn đạo: Chú Bá ơi. Có phải tất cả những cảm giác thương ghét, buồn vui, suy luận này kia là vô hình và nó cứ ẩn tàng trong người mình. Chỉ cần mình dày công hành pháp để giải liên tục thì đến một ngày nhắm mắt là mình sẽ quên hết mọi chuyện và thấy được con người thật của mình đúng không Chú?
Chú Bá: Đúng. Những ý nghĩ là các chấn động chen vô tâm mình nó làm cho kinh mạch bị bế tắc mà tạo ra buồn vui thương nhớ lo lắng vv. Khi mình tu có ý lực mạnh thì khi niệm phật kinh mạch mình thông nên không còn ý nữa. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 17
- Bạn đạo: Xin Chú Bá chia sẻ cái mẹo để tu tốt cho người mới tu?
Chú Bá: Tu vô vi là mình giải trược và tạo ra thanh điển. Thanh điển là năng lực khai thông và hóa giải tất cả các bế tắc do đó khi mà người tu nào có tâm dứt khoát tu thì sẽ có thanh điển nhiều. Vì vậy mà mọi vật xung quanh mình đều được có ảnh hưởng tốt do thanh điển của mình. Còn nếu ai chưa dứt khoát tu thì vẫn cứ giải trược mà chưa có nhiều thanh điển thì cuộc sống bị lộn xộn hoài. Cho nên lúc ban đầu mới tu thì người tu nên khép mình lo tu một thời gian sau thì mới được nhẹ và có thanh điển lúc đó mới có ảnh hưởng tốt cho chính mình và mọi vật xung quanh. Cái mẹo để tu tốt cho tất cả là quay về mình và tập trung tâm ý để tu phát triển cho chính mình. Tập trung càng nhiều về mình thì tâm càng sáng càng mạnh. Tập trung nhiều đến đỗi không còn có nghĩ đến xung quanh luôn. Không quan tâm chỉ lo tu mà cứu tất cả ngược lại quan tâm cho người khác thì mất tất cả.
- Chú Bá: Trời sanh chúng ta có ngũ quan để hướng ngoại từ khi ra đời nhưng nếu chúng ta biết tu và hướng nội thì mới thành công.
- Chú Bá: Nhịn nhục và cần mẫn là mình siêng năng lo tu. Nếu có chuyện đến gây cho mình động loạn mà mình vẫn siêng năng lo tu thì mình sẽ giải hết cái động loạn đó. Rồi mình cũng yên.
- Chú Bá: Hắc bì Phật Tổ là Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn là nguồn gốc sanh ra mọi vật. Khi ông Tư tu xuất hồn về thời gian trước khi khai thiên lập địa thì ông Tư chỉ thấy một luồng điển đen mà ông Tư diễn tả không người không vật. Tâm hồn của vạn vật đều phân ly ra từ chỗ này do đó tất cả đều có tính chất nguyên thủy từ Thượng Đế. Vì tâm hồn bị ô nhiễm nên mất đi tính chất của Thượng Đế. Nếu ai tu hành giải bỏ được hết các ô nhiễm thì tâm hồn trong suốt trở lại như lúc ban đầu khi tách rời Thượng Đế. Các ô nhiễm tạo cho tâm chúng ta có cái tánh bám víu, mê chấp mà sanh ra cái bản ngã nhỏ nhoi hẹp hòi.
- Chú Bá: Tất cả chuyện trên đời này là do nhân quả và nhân duyên tạo thành. Tu vôvi là giải tất cả. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 18
- Chú Bá: Ngủ ngồi khỏe hơn ngủ nằm là vì cái mạch dọc theo xương sống nó cùng hướng của sức hút rút lên từ đỉnh đầu thì trược giải ra nhanh được. Nhưng đỉnh đầu phải thông thì trược mới đi ra được. Người nào mà đỉnh đầu chưa thông thì khó ngủ ngồi. Khi niệm phật thì các chấn động của 6 chữ nó hóa giải các chấn động của điển trược động loạn bám trong tâm nên tâm bình an trở lại. Khi tâm thanh nhẹ thì mới cảm biết các chấn động của điển giới của tâm linh.
- Bạn đạo: Khi thiền nhẹ con tâm tâm tương ứng với Bồ Tát Quán Âm. Nhưng sau lúc đó con cảm nhận mình là Quan Âm vậy chú. Cái cảm nhận của con có thất lễ không chú?
Chú Bá: Không có thất lễ gì hết mà cho thấy mình và Quan Âm có thể hòa là một. Cho nên mình phải tu quay về với chính mình và giữ tâm cho thanh nhẹ trống vắng. Lòng cho riêng mới gọi là thần.
- Chú Bá: Người bị khổ, không biết mình là ai và mục đích của sự hiện hữu là gì nên muốn tìm pháp tu. Tất cả các pháp tu đúng là làm sao để giải được cái khổ và cái nguyên nhân làm cho sự tăm tối mất đi. Nguồn gốc của cái khổ và cái tăm tối là điển giới, đó là điển trược. Vô vi pháp là pháp tu đi thẳng vô điển giới để thực hiện các điều này mà không cần dùng qua các ngoại vật.
- Chú Bá: Muốn tu tiến thì phải tỉnh táo rõ ràng. Luật đời thì ra luật đời còn luật đạo thì ra luật đạo. Chứ trộn xà ngầu thì gọi là mất trật tự. Đi đường thấy đèn đỏ chạy qua luôn là gây tai nạn. Công an bắt phạt rồi nói với họ là theo tôi thì đèn xanh hay đèn đỏ cũng là không mà.
- Bạn đạo: Kinh điển là gì?
Chú Bá: Người còn thích đọc kinh là chưa biết kinh là gì. Kinh là năng lực lưu thông trong kinh mạch điển của tâm mình. Mình tu sao cho thông kinh mạch là đắc Đạo. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 19
- Chú Bá: Trong thiên nhiên Trời tạo ra hai lực thanh và trược để giáo dục phần hồn cho có BI, TRÍ và DŨNG mà giữ được sự quân bình cho chính mình. Mình tu được thanh nhẹ là mình có đầy đủ bi trí dũng. Là 3 yếu tố để trở về được với nguyên lai bổn tánh của mình. Cho nên mình không có chấp vô cái thất tình lục dục mà chỉ nhận định mình bị hư chỗ nào thôi. Ngũ tạng hư tạo ra thất tình lục dục.
- Chú Bá: Lấy căn bản làm chuẩn là mình không có ý gì hết. Khi mình có ý là mình bị nhiễm từ bên ngoài vô rồi mình không giải ra được nên mình có phản ứng theo cái nhiễm đó. Tâm mình là không. Cho nên nếu mình muốn tâm yên là mình giải. Và khi mình thấy mình có tánh nào đó là mình biết mình bị bệnh do trược tạo ra từ lâu rồi.
- Chú Bá: Trước sau gì cũng bị nhiễm trược. 1 là mình không biết, 2 là bất nhiễm. Nếu bất nhiễm trược thì hồn phải ở ngoài xác khi mình còn sống. Cho nên Chú Bá nói phải lấy chuẩn xuất hồn để biết mình là người thật sự nhẹ tốt chưa.
- Bạn đạo: Tại sao chúng ta phải tu vậy anh Bá? Tu về trời để làm gì anh Bá? Giải thoát để làm gì anh Bá?
Chú Bá: Vạn vật đều đang đi tìm sự hạnh phúc, sự bình an, khỏe mạnh, tinh thần thoải mái sáng suốt, tư tưởng thông suốt, không lo sợ, sự tự do không bị kềm chế bị bó buộc trong tâm hồn...Các trạng thái này chẳng qua chỉ là trạng thái khi năng lực của tâm hồn của mình lưu thông điều hòa và mạnh mẽ. Năng lực tinh thần của mình đúng theo cái sự cấu tạo nguyên thủy của thiên nhiên là phải lưu thông điều hòa liên tục và mạnh mẽ. Mà mình gọi là đấng Tạo Hóa. Trời. Nhưng vì luật trời muốn có sự lưu thông điều hòa mạnh mẽ này thì phải có những yếu tố để thúc đẩy năng lực tâm hồn của mình đi đến trạng thái như trạng thái ban đầu của tâm hồn. Đó là lực thanh phát triển khai mở và lực trược bế tắc. Vì cái tâm bị lực trược làm bế tắc nên tạo cho cái tâm xa dần với cái trạng thái như lúc ban đầu. Đó là khổ nạn. Sanh lão bệnh tử. Vì cái năng lực không có mất mà nó chỉ có mạnh hay yếu mà thôi. Vì khi nó yếu nó bị luân hồi liên tục để được rèn luyện cho đến khi nào nó tự bừng sáng trở lại như lúc ban đầu. Hành trình để cho tâm bừng sáng mình gọi là TU. Cho nên mình phải dùng pháp tu cho cái tâm bừng sáng trở lại. Phải dùng pháp nào có thể làm cho tâm bừng sáng thât sự là đúng. Khi cái tâm bừng sáng như thưở ban đầu thi gọi là về Trời và giải thoát. Muốn có sự giải thoát thì cái tâm phải có chấn động giải trược liên tục. Mình gọi là siêng năng.
- Chú Bá: Gọi Phật là còn có chỗ. Còn cao còn thấp là còn có chỗ. Không không gian và không thời gian là Thượng Đế. Thượng Đế là zero. Cuối cùng là zero. Zero là hết nói được. Có zero là sướng nhất, khỏe nhất.....cái gì cũng nhất hết. Đại tham mà. Tham lẻ tẻ không thèm. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🌷 PHẦN 20
- Chú Bá: Trên thế gian này có trược nhiều nó như các làn sóng điện thoại. Nó thuộc loại âm điện còn hồn mình là dương điện nên âm dương hút nhau liên tục không ngừng cho nên mình phải tu thở bụng và niệm phật để giải hoài liên tục. Tập cho tâm tánh không có bám víu thì mình không có hút chuyện ngoại cảnh vô, chất chứa bên trong. Tâm tánh làm lơ không có quan tâm đừng cho là quan trọng là không có ghi vào tâm.
- Bạn đạo: Tại sao người tu cần phải hiểu luật đạo?
Chú Bá: Bất cứ cái gì hiện hữu đều phải theo cái luật của đạo mà có. Hồn của mình cũng vậy. Nó bị giam trong cái xác hay thoát ra khỏi xác cũng phải theo luật đạo. Cho nên khi mình biết cái luât tự nhiên này thì mình có thể làm được bất cứ điều gì. Nhìn chiếc máy bay to như cái tòa nhà cũng có thể bay bổng trong không khí và bay với tốc độ cả trăm cây số một giờ và chiếc tàu nặng cả ngàn tấn vẫn có thể nổi trên mặt nước thì chúng ta thấy rằng con người thực hiện đươc các điều này là vì họ áp dụng đúng theo cái luật vật lý có trong sự tự nhiên. Còn người tu là họ biết áp dụng cái luật tự nhiên của tâm linh mà họ làm cho hồn của họ nhẹ và thoát khỏi cái xác. Ai biết được cách tu để giải trược và tạo cho hồn của họ thanh nhẹ thì hồn họ có thể rời ra khỏi xác họ. May mắn là chúng ta đã có pháp tu và ít hay nhiều chúng ta biết cách thực hành giải trược. Do đó nếu chúng ta muốn hồn chúng ta rời khỏi xác để biết cái luật đạo thì chúng ta phải dấn thân thực hành pháp tu vô vi. Ban đầu nếu con người chế tạo được chiếc may bay chỉ chở có một người thì bây giờ họ có thể chế chiếc máy bay chở 500 người. Họ chỉ làm sao cho cái máy mạnh thêm thôi. Khi chúng ta tu và xuất hồn được một lần rồi thì chúng ta có thể làm sao cho xuất hồn được thường xuyên và theo ý muốn. Chúng ta chỉ tu làm sao cho sức giải trược của chúng ta được mạnh thêm mà thôi.
- Chú Bá: Phải trì chí quay về mình lo tu luyện. Người có nhiều tình cảm mà hướng ngoại thì khó tu.
- Chú Bá: Phật không có nhập xác người và xưng danh. Phật là người tu đã giải thoát nên không có bận tâm chuyện thế gian. Con người phải noi gương Phật mà tự tu tự tiến.
- Bạn đạo: Con nhận thấy có cái phần Tâm Quỷ trong mình. Lúc nào cũng ra vẻ. Con chấp nhận và kiên định với con đường Tu khi gặp những sự hiểu lầm và không biết của người khác. Nhưng khi một người họ đến gặp con nói chuyện họ chỉ làm con bực bội thêm. Như vậy có phải Tâm con vẫn còn bị những phần kia làm chủ phải không Chú?
Chú Bá: Hihi. Tại vì còn quan tâm thương đến họ nên mỗi khi gặp họ và thấy họ còn tăm tối nên T thấy bực trong lòng mà có cử chỉ không muốn có tình cảm dính líu với họ để T quay về với T. Kệ họ để họ trải qua cái khổ của họ để họ mau thức tâm. Nếu họ đến gần làm mình bị trược khó chịu thì mình đi chỗ khác.
Bạn đạo: Nếu như vậy con chỉ cần thay đổi cách hành xử cho đúng vai trò của Đời và quyết tâm hành để Trụ Tâm hơn nữa thì sẽ giải quyết được đúng không Chú? Vậy là giải cái Tâm Thương đó luôn hả Chú ?
Chú Bá: Đúng rồi. Cứ cư xử bình thường và để họ tự nhiên. Trước sau gì họ cũng bị khổ nạn nếu họ không chịu tu giải trược. Họ phải khổ. Càng lì càng bị khổ. Khổ thì mới thức tâm. Lúc đó họ sẽ hỏi T để tu.
Bạn đạo: Dạ. Con cảm ơn Chú. Con hoá giải được những cảm xúc của mình là nhờ Thực hành Trụ Tâm vậy mà con ngồi nói lý với họ thì sai rồi.
Chú Bá: Nói chút chút cho họ biết thôi. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)