TỔNG HỢP NHỮNG CHIA SẺ CỦA CHÚ BÁ TRÊN TELEGRAM
(Text được sưu tầm từ kênh Phan Vân trên Youtube
và Kênh Kim Chỉ Nam trên Telegram)
(MỤC LỤC TOÀN TRANG)
🍁 PHẦN 21
- Bạn đạo: Những ý nghĩ trong đầu do đâu mà có?
Chú Bá: Tất cả ý nghĩ trong đầu mình đều là các ý của vạn linh trong mình đề nghị. Cho nên mình xét xem cái ý nghĩ nào đề nghị cho mình tu, thanh tịnh và đơn giản hóa mọi việc là đúng. Mình ráng tu sao cho không còn ý nghĩ lung tung nữa mà chỉ còn ý niệm phật là đúng. Niệm tập trung sao cho tiêu tạp niệm thì mới đạt.
- Chú Bá: Trược bám khắp nơi trên và trong cơ thể nhiều lắm cho nên mình phải tu giải hoài không có ngừng nghỉ được.
- Chú Bá: Biển cho lặng minh châu mới phát. Nghĩa muốn nói là khi tâm mình thanh tịnh như biển không có sóng thì mô ni châu mới xuất hiện. Hồn mình mới xuất ra.
- Chú Bá: Mình phải luyện niệm cho đến khi mình hiểu cái giá trị của niệm phật thì khi xuất hồn mình mới biết niệm phật. Khi tâm vắng lặng thanh sạch thì mô ni châu xuất hiện tự động.
- Bạn đạo: Người thường ăn thịt cá tôm thì mang nghiệp con vật, hút vào những oán than của con vật là ác...Người tu ăn thì giải ra, thanh điển giải các oán than, độ cho hồn con vật nhẹ vui là thiện. Cũng là hành động nhưng hai kết quả khác nhau. Do vậy khi gặp việc động loạn hiểu đúng là do mình chưa đủ thanh nhẹ để hoá giải duyên nghiệp mà mình đã gây ra. Phải lo tu thanh nhẹ có đúng không chú?
Chú Bá: Đúng. Cái khác nhau là người tu ĐÚNG là biết cách và có thể dùng điển Thanh để hóa giải điển Trược. Thay đổi cái khổ thành hạnh phúc được. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🍁 PHẦN 22
KINH NGHIỆM HÀNH PHÁP VÔ VI CỦA CHÚ BÁ:
- Chú Bá: Hello Thái và các bạn: Từ khi anh mới biết pháp thiền Vô Vi anh nghe băng giảng của Thầy Tám và anh luôn cố tìm hiểu cái ý chánh trong các lời giảng của Thầy. Anh nhận ra điều chánh của sự tu hành là hành pháp khử trược lưu thanh. Thanh lọc điển hồn của mình càng sạch càng tốt, sạch vô cùng là mục đích tối hậu. Cũng nhờ cố tâm thở thiền luyện niệm phật cho kỳ được, trong khi hành pháp anh học và biết được nhiều điều trong thế giới điển quang, nói vắn tắt là Vô Vi giới. Anh áp dụng các điều mình biết trong Vô Vi vào cuộc sống hiện tại để tự chứng minh những điều mình biết có đúng là sự thật hay không? Khi áp dụng thì anh thấy có kết quả như mình biết trước. Ngoài ra anh và chị L.A. cùng chứng nghiệm và cảm nhận điển giới như nhau. Các dữ kiện này dần dần sau này lại càng rõ rệt hơn. Cho nên đối với anh cõi Vô Vi là sự hiển nhiên có thật. Hằng ngày trong cuộc sống này anh luôn hành giải trược, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi cũng niệm phật và thở bụng. Anh niệm phật và thở bụng thì giải các luồng trược điển ra rõ ràng như là mình bôm hơi vô cơ thể thì bụi bậm văng ra từ các lỗ chân lông toàn thân, trên đỉnh đầu, tròng mắt, lỗ tai và từ các khớp xương. Thanh sạch rồi bị trược bám vào trở lại, rồi lại phải bôm ra. Cứ như thế mà hành giải hoài. Cũng nhờ vậy mà anh học và biết được trược từ đâu đến và mình làm cái gì để thâu trược vào và làm sao để giới hạn thâu trược vào và làm sao để giải trược. Sự học hỏi này mới chính là đọc kinh và học đạo. Khi mình hiểu biết mình rồi thì mình hiểu biết mọi vật. Vì tất cả tâm linh đều có cấu trúc như nhau, có khác nhau là chỉ khác nhau do sự nghẹt hay thông khác nhau mà thôi. Cho nên người tu thanh nhẹ được rồi thì khi họ nhìn cái mặt, giọng nói, cái tướng, cái thái độ, cái hành động của một người là họ biết người đó như thế nào rồi. Ngoài ra tâm thức của người tu thanh nhẹ nó hòa với tâm thức với môi trường xung quanh nên người thanh nhẹ biết và hiểu được trạng thái của vạn vật xung quanh. Nhờ có cái biết này họ mới biết cách xây dựng cho tốt thêm hơn. Cho nên ông Tư có nói tu pháp Vô Vi này thì thượng sẽ thông thiên văn và hạ thì đạt địa lý là như vậy. Khi người tu thanh nhẹ sáng suốt họ có nhiều cách thức để xây dựng sự việc tùy theo trình độ của đối phương chớ không phải chỉ có một phương cách mà áp dụng cho tất cả. Cho nên khi nghe băng Thầy thì phải hiểu điều này và mình phải nghe cái ý chánh. Trước và sau khi Thầy qua đời anh tu thiền có xuất hồn ra gặp Thầy cũng thường xuyên. Lúc đầu mới tu Thầy đến và phóng điển (như phóng chưởng) để phụ anh giải trược cho hồn anh có thể xuất ra và đi trong cõi Vô Vi. Nhờ đi như vậy anh học và biết được cõi tâm linh là sao, chết là sao và sống là sao. Chắc Thầy biết anh muốn tu để đạt được sự xuất hồn nên Thầy giúp anh tu xuất đi rất dễ dàng. Vì xuất ra quá dễ nên có một đêm Thầy đến phóng điển giúp anh, anh nói với Thầy (trong cõi Vô Vi) đừng giúp anh nữa để anh tự tu và tự dùng khả năng của mình tu để xuất ra thì lúc đó anh mới biết được thực chất khả năng của chính anh. Từ lúc đó anh không thấy Thầy phóng điển nữa nhưng anh cố tự tu rồi cũng xuất ra đi được. Đi ra về cõi tâm linh gặp nhiều người tu cao siêu. Khi gặp các vị này thì họ cho quà cho anh (phóng điển nữa). Vui khoẻ quá. Đang bay thì được mời vào, nên có sức hút kéo anh vào vòng hào quang sáng chói của Phật. Nếu không có mời vào thì mình vô không được vì ánh sáng của hào quang nó đẩy mình ra không cho mình lại gần. Nhờ sự học này mà anh mới biết là mình tu phải làm cho điển lực của mình luôn lưu thông thương thì mình mới có hào quang và hào quang mới bảo vệ mình được (cũng như có lính canh giử thành của mình vậy đó). Nếu không có hào quang thì mình sẽ bị tà khí xâm nhập. Khi người tu ngồi thiền thanh nhẹ thì họ có từ trường hào quang sáng lắm. Có hào quang sáng mạnh lắm thì lúc đó hồn mới xuất đi được. Cho nên người tu xuất hồn được trong khi còn sống là họ có sức mạnh tâm linh nhiều lắm chớ không phải tầm thường. Người không tu hay tu chưa tới không hiểu điều này, nên không biết cái giá trị của sự tu xuất hồn được. Mỗi khi ngủ nếu anh trở mình thức dậy là anh ngồi thiền. Tại sao Thái biết không? tại vì sau khi thiền và ngủ thì mình đã giải trược một phần rồi, nguyên khí đã phục hồi dồi dào thì khi thức dậy là anh lấy cơ hội đó thiền tiếp để thanh lọc cho được hoàn toàn thanh nhẹ để xuất hồn. “Xuất Hồn, Xuất Hồn” là mục tiêu của sự tu hành của anh . Cách đây khoảng 1 năm, một hôm anh thức dậy rồi tiếp tục ngồi thiền. Mới vừa ngồi thì Thầy đến Thầy hòa với anh để Thầy cho anh biết cái thực chất của Thầy để anh biết cái sức mạnh của hào quang của Thầy như thế nào để anh cố gắng tu cho được như vậy. Lúc Thầy hòa với anh thì lúc đó anh ở trong trạng thái tâm linh của Thầy, anh có hào quang tỏa ra từng lỗ chân lông khắp người và rất là mãnh liệt như các ngọn lửa của đèn hàn xì (very intense) tỏa ra khắp phòng. Trong lúc đó anh tự nói trong ý: “Với cái sức mạnh này thì đâu có cái trần trược nào mà có thể lại gần”. Lúc đó anh mới biết sự bất nhiểm trần là như thế nào. Anh tiếp tục ngồi yên vì anh biết với cái sức mạnh này thì tâm hồn của mình sẽ thanh sạch và sẽ xuất ra. Đúng như vậy, một vài giây sau đó anh bập bồng rời khỏi thể xác và bay ra khỏi căn nhà và nhìn cảnh bình minh ló dạng. Đây là một vài mẫu chuyện anh chia sẻ cho Thái và các bạn đọc để nghiên cứu và giải trí. Không có gì hạnh phúc bằng khi tự chứng nghiệm cái khả năng của mình và sự huyền diệu của cõi tâm linh. Chúc Thái và các bạn vui, bình tâm tu tiến.
- Chú Bá: Niệm sao không có ý khác xen vào là đúng. Niệm phật hoài cho đến khi cái tâm điển chuyển chạy vòng vòng khi mình niệm phật.
- Chú Bá: Tùy mình quyết định cho sự tự do của mình. Nếu không muốn bận tâm để tâm hồn được thanh thản thì không tạo chuyện để mình phải bận tâm.
- Chú Bá: Thanh điển có nhiều trình độ. Càng thanh nhẹ thì càng sạch cũng như nước. Nước sạch nhất là nước cất nó là nước nguyên chất không có bị ô nhiễm.
- Chú Bá: Tinh Khí Thần là sức khỏe của xác và tinh thần cho nên nó rất là quan trọng cho cuộc sống của mình về tinh thần và thể xác. (Bảng tiếng Anh, Bấm đây!)
🍁 PHẦN 23
- Chú Bá: Khi tu giải trược điển cho tâm thanh nhẹ là tự động các luân xa khai mở.
- Bạn đạo: Nhiều khi ráng ngồi cho thẳng mà nó tỉnh queo.
Chú Bá: Tỉnh queo là bị trược nhiều. Nằm xuống thở Chiếu Minh hay ngồi thở Pháp Luân Thường Chuyển.
Bạn đạo: Chú cho con hỏi, mới vô ngồi thiền thì thẳng lắm, nhưng một chút là cái đầu nó vừa gục xuống vừa niệm. Vậy có sao không chú?
Chú Bá: Không có sao. Cái điển của mình còn yếu nên bị gục.
- Chú Bá: Khi nhận thấy đời là tạm thì tâm ôm muốn vô đời để làm gì! Sống tạm để tu cho hồn nhẹ là mục đích sống của mỗi phần hồn.
- Bạn đạo: Vì sao kìm nén sân giận là sai ?
Chú Bá: Có sân thì hành pháp giải trược ra chứ đừng có chấp vô cái sân của mình mà tạo cho tâm bị nghẹt thêm. Chấp vô cái sân là mình nói mình người tu mà sao lại sân. Mình sân là không tốt không phải người tu. Cho nên khi mình bị sân thì mình nén nó vô không cho nó bộc phát đó là mình giữ nó bên trong. Mình không có sống thật với mình. Khi mình sân hay có ý gì đó... thì mình nhận định cái trạng thái của mình và xem coi tại sao mình có trạng thái đó rồi mình hành pháp giải ra cho mất trạng thái đó và trở về tâm bình thản.
- Chú Bá: Để ý coi cái tánh của mình còn bám víu đời ở chỗ nào thì suy nghĩ coi tại sao mình như vậy rồi tìm hiểu cách làm sao dứt khoát được điều đó. Thì mình bỏ đi là tâm nhẹ à. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 24
- Bạn đạo: Thế nào là người thiếu đức?
Chú Bá: Thiếu đức là tâm hẹp hòi cho nên điển không thông nên trí không sáng không khôn. Bị khổ nạn nhiều nên trong tiềm thức chán đời mới tìm pháp tu. May mắn mới gặp pháp vô vi để tu tự giải khổ trực tiếp được.
- Chú Bá: Mình nên làm tận tâm nhưng không có ý muốn kiểm soát cái kết quả ra sao. Là tâm mình nhẹ. Cũng như ai hỏi chú, chú trả lời tận tâm mà không có quan tâm người đó có tu hay không tu. Tại vì người ta tu là chỉ tốt cho họ thôi.
- Chú Bá: Từ bi là cái chấn động mạnh nhất nó hóa giải tất cả các chấn động khác trở thành không.
- Chú Bá: Bên trên lúc nào cũng hút giải trược điển cho chúng sanh mà chúng sanh không tu nhẹ nên không cảm thấy. Nếu không có hút trược điển ra thì kinh mạch bị bít hết mà không có sống được. Cho nên mình phải tu thì mới hợp tác với bên trên thì mới sống khỏe và sáng suốt. Lười và ở dơ là người không chịu tu. Tu là tâm tánh không thích bị hư bị dơ. Giải trược là không thích dơ.
- Chú Bá: Thở thông là khi hít hơi vô và thở ra thì trược giải bung ra khắp người như bóp cái bông đá thấm nước thì nước bung ra vậy. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 25
- Chú Bá: Tu giải trược hoài. Thu mình lo tu thôi. Có người tu mà khoái xã giao với mọi người dính trược tu hoài không có kết quả rồi la. Họ không chịu tự trách họ. Tu mà cái gì cũng muốn ôm vô thì sao mà nhẹ nổi. Cái tánh còn thích xí xọn hoài.
- Bạn đạo: Muốn có sức mạnh giải trược thì phải làm sao?
Chú Bá: Pháp lực là sức mạnh giải trược khi mình hành pháp. Muốn có sức mạnh thì thần của mình phải có dồi dào. Muốn có thần (nội lực) dồi dào thì khi mới tu mình đừng dùng cơ thể nhiều quá như là nói nhiều, nghe nhiều, ăn nhiều, ngửi nhiều, nhìn nhiều và suy nghĩ nhiều. Cái gì mà mình xài thì phải tốn điện. Cho nên mình yếu là do mình làm tiêu hao năng lực của mình. Cũng vì cái tánh hướng ngoại của mình mà mình làm mình yếu, cho nên nếu muốn tu tiến thì phải quay vô tâm âm thầm niệm phật dưỡng tâm cho thần mạnh.
- Chú Bá: Các pháp tu vôvi là giải ý cho nên hành nhiều thì giải hết các ý thất tình lục dục. Dục là tiêu hao năng lực nên không có nội lực nhiều để tu. Tâm trí lu mờ bị yếu. Nên thở bụng và súc ruột thì giải dục mau.
- Chú Bá: Buồn là trạng thái khi bị trược. Khi buồn thì niệm phật và thở chiếu minh thì hết buồn.
- Chú Bá: Khi mình biết điểm yếu của mình thì mình phải xét sao để mình quán thông chuyện đó. Mình không có muốn phải như thế nào mà chỉ lo tu cho thanh nhẹ tối đa. Khi mình nhẹ và thanh tịnh thì mình sống trong cảnh thanh nhẹ sạch sẽ. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 26
- Chú Bá: Lập đền thờ để tạo cầu xin và mê tín không chịu tự phát triển tâm linh thì tạo tâm yếu hèn.
- Chú Bá: Muốn biết cái hay cái tốt hơn thì phải hy sinh không làm những chuyện theo cái thói quen tầm thường. Khi mình làm chuyện tầm thường thì mình là người tầm thường.
- Bạn đạo: Số mệnh một người có thay đổi được không?
Chú Bá: Số mệnh của mình là do mình định đoạt. Ai cầu tiến chịu học hỏi để thay đổi tốt thì sẽ tốt. Tu giải trược thì tâm hồn mình thanh nhẹ sáng suốt còn ôm trược thì bị nặng nề khổ nạn.
- Chú Bá: Dục không có là gì mà chỉ là ý bám víu cô đọng thôi. Tại vậy mà giải khó ra. Nhưng giải được bằng cách thở bụng. Bây giờ có phương pháp súc ruột giải dục cũng hiệu quả lắm.
- Bạn đạo: Sống ở đời vẫn phải tuân thủ cái luân lý ví dụ kính thầy yêu bạn chẳng hạn.
Chú Bá: Không phải tuân thủ cái luân lý để cho có luân lý nhưng mà khi mình muốn học muốn tiến thì mình nên quí trọng người chia sẻ thì mình mới chịu nghe các lời chia sẻ của người. Khi mình quay về với mình tu thật tâm thì mình lắng nghe và học một cách thành tâm. Cho nên mình có luân lý tự nhiên. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 27
- Bạn đạo: Thầy chỉ rất nhiều câu tha thứ và thương yêu. Mà con thấy có mấy ai làm được đâu?
Chú Bá: Dễ lắm. Mình chỉ lo tu để phát triển cho chính mình. Mình không cần hướng ra bên ngoài mà phê phán. Mình không ôm chuyện của người ta vô tâm mình là mình làm lơ bỏ qua là mình tha thứ. Lo tu cho mình. Không có ý tha thứ mà là tha thứ. Tâm mình yên.
- Chú Bá: Nhìn thấy người ta sai để mình thấy mình chứ không phải để phê phán.
- Chú Bá: Tâm không thì tự nhiên có mà mình muốn không để có là tâm mình còn muốn có.
- Bạn đạo: Tà là gì? Chánh là gì?
Chú Bá: Khi kinh mạch của tâm hồn mình không thông là mình có ý động loạn là mình tà. Khi thông là chánh. Cho nên cái pháp nào làm cho tâm thông là chánh pháp. Tu không lệ thuộc bất cứ cái gì là chánh.
Bạn đạo: Con thấy có người tu hai mươi mấy năm vẫn bảo là tu tạo đà cho đời sau. Con thì tin tưởng chú Bá bảo tu một đời sẽ thành. Người ta tu lâu dài vậy phải có hào quang sao không hoá giải cái suy nghĩ đó?
Chú Bá: Tu lâu mà không đúng pháp giải thông kinh mạch. Tu hình thức bên ngoài thôi. Phải tu đúng pháp thì mới giải thoát được. Mục tiêu cuối cùng của sự tu là giải thoát.
Bạn đạo: Chú ơi, có phải người ta tu mấy chục năm về xuất quyền vậy người đó có phép thuật không? Và họ có quyền thâu phép thuật nếu như người đồng tu không nghe theo giới luật?
Chú Bá: Chánh pháp là không có làm chủ ai hết. Làm chủ và kiểm soát sự phát triển của người khác là tà pháp.
- Chú Bá: Vạn vật vì mất lòng từ bi nên bị xa rời Trời rớt vào nơi không có từ bi mà phải chịu khổ nạn cho đến khi chịu không nổi nữa thì mới tìm phương cách tu để thoát khổ. Xét cho cùng là sở dĩ mình không thoát khổ được vì mình không chịu buông thả cái nguyên nhân tạo ra khổ. Đó là ngoại cảnh ở trần gian này. Mình thích đứa con của mình là vì mình thích cái bản chất vô tư thanh nhẹ của Thượng Đế còn tồn tại một chút qua nó. Mình thích thương nó, si mê nó mà mình không chịu quay về với mình để phát triển lại cái tánh hồn nhiên có sẵn bên trong. Mình phải phát triển các tánh chất quí báo này trong mình cho có lại mới là chánh. Đó là Thượng Đế tánh. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 28
- Chú Bá: Giải thoát là tâm của mình hoàn toàn thông hoài hoài không có bị cái lực của điển trược làm cho tâm bị bế tắc. Khi đó mình luôn có trạng thái bình an và tâm thức mở rộng không có giới hạn.
- Chú Bá: Tâm thanh tịnh là điển tâm nó thanh nhẹ chứ không phải im ru không có tiếng động. Cho nên khi tâm thanh tịnh ngồi giữa chợ mà lòng vẫn riêng. Khi tâm thanh nhẹ ngồi thiền một lúc sau nó định mà không có báo trước. Cái chánh là trạng thái cái điển của mình chứ không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Có người lên rừng lên núi tìm nơi vắng lặng để tu yên nhưng vẫn bị động.
- Chú Bá: Đường đi về quê của hồn rất rõ ràng có đường lối đã qui định theo cái luật thiên nhiên của tâm linh. Cho nên mình tu mình phải nghiên cứu coi mình làm sai cái gì về mặt điển quang rồi mình dứt khoát các thất tình lục dục của mình rồi hành pháp ráo riết thì mới có cơ hội xuất hồn về trời. Có người cũng nói tôi tu, mà tu bừa và vẫn còn lo chuyện đời thì đâu có kết quả. Oh! Tôi làm chuyện đời tôi hút trược rồi tôi xông hơi, tôi thở, tôi soi hồn, tôi giải ra. Có sao đâu. Hihi mà tôi giải ra không hết là tôi bị kẹt hoài. Bảo đảm tu mà còn thất tình lục dục là sẽ bị kẹt và trì trệ đường tu của chính mình.
- Bạn đạo: Có phải tâm càng đơn giản thì càng tốt?
Chú Bá: Những sự diễn tiến của tâm linh rất là chi tiết phức tạp nhưng tất cả đều phát xuất từ cái tâm rất đơn giản. Cho nên nếu mình tu mà muốn biết vô những cái chi tiết mà tâm chưa thanh tịnh thì mình sẽ bị loạn mà tu không tiến. Tu mà tâm càng cầu kỳ rắc rối thì càng bị khúc mắc. Tất cả chi tiết của tâm linh đều phát sinh từ cái tâm đơn giản cho nên nếu mình muốn biết nhiều thì mình chỉ lo giải trược cho tâm sạch và thanh tịnh. Chỉ lo giải trược cho tâm nhẹ, không có suy tư lập luận và không thắc mắc thì mình sẽ biết nhiều điều khi tâm phát hiện tự nhiên theo bản chất tự nhiên của nó.
- Chú Bá: Muốn quay trở lại với mình và tâm không bám vào ngoại cảnh nhiều là mình phải biết chính mình chưa thông chưa thanh nhẹ cho nên mình luôn luôn có ý xây dựng cho tâm mình thông qua phương pháp niệm Phật và hít thở bụng. Còn chuyện của người khác là trách nhiệm của họ mà họ phải tự giải quyết. Khi mình làm một việc gì thì mình làm hết mình nhưng tâm ý vẫn nghĩ rằng nếu không có mình làm thì sự việc cũng vẫn xảy ra tốt đẹp, không có sao. Ngày mai nếu mình có chết vũ trụ vẫn vận hành bình thường. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 29
- Chú Bá: Chú không có quan tâm các chuyện khác có diễn ra hay không mà thấy rõ mỗi ngày phải lo sống sao cho khỏe mạnh về tinh thần lẫn thể xác. Chú biết mọi người đang bị trược điển hoành hành tâm thức nên lo lắng sợ sệt mọi điều mà không có thật nó chỉ là ảo giác. Chú chỉ lo trụ tâm niệm Phật và hành pháp giải trược cho tâm thanh nhẹ để nó phát triển vô cùng.
- Bạn đạo: Chú yêu ơi, con thấy các bác bạn đạo bảo là Thầy không muốn mọi người mê tín nên sau này thầy không cho thấy hiện tượng tiếp điển nữa. Sao chú lại cho chúng con thấy điển của ai đó? Còn có bạn đạo nói là chú dẫn dắt sai đường. Con thì lại thấy bản thân tự tốt ngày nay là nhờ chú.
Chú Bá: Tâm linh là chuyện tự nhiên nó hằng hữu thường trực cũng như ánh sáng mặt trời chiếu hằng ngày. Nếu ai biết cách thì lấy năng lượng mặt trời mà xài. Đây không phải là chuyện mê tín vì nó có thật. Chỉ có những người không hiểu cái khoa học tự nhiên của ánh sáng sáng mặt trời và sự lợi ích của nó cho nên khi thấy có người phát minh ra cái tấm biến ánh sáng mặt trời thành điện chạy một động cơ thì họ cho là một phép lạ một chuyện huyền bí tạo mê tín. Họ cho là mê tín vì trí của họ không hiểu tới được. Cũng như thầy, chú thực hiện chuyện tâm tâm tương ứng với cõi tâm linh một cách công khai và có những bạn đạo chứng kiến và chứng nghiệm chứ không phải họ mê tín mà không cảm nhận gì. Chú Bá không có thuyết phục ai tu và phải tin chú Bá mà chỉ muốn đem sự thật hiện hữu của thế giới tâm linh cho mọi người thấy để biết cách tu cho đúng và có kết quả thật sự. Chú luôn luôn nhắc là tu đúng pháp vôvi là phải thật sự tự xuất hồn và hòa tan được với Vũ Trụ như lời thầy Tám thường nhắc đi nhắc lại cho chúng ta biết. Chú Bá không cần biết ai đúng hay sai vì mỗi người phải tự chứng chính mình có tu đúng chưa? Dưới mắt người đã có trải nghiệm thì khi họ nghe, họ nhìn các hành động của đối phương là họ biết cái trình độ của đối phương rồi. Họ hiểu và chỉ có một lời khuyên "ráng tu đi, đừng bàn luận nhiều". Tu để chuyển đổi cái tánh ma quỷ của mình trở thành phật tánh.
- Chú Bá: Nên tập tánh làm lơ đừng có quan tâm chuyện của người khác là cái tánh không có tự động hút vô.
- Chú Bá: Người tu sai đạo là những người tu không có tu hành theo cái luật khoa học của tâm linh mà tu với tinh thần nhờ đỡ và lệ thuộc với cõi thanh nhẹ. Không có tận dụng khả năng tự tu tự tiến của chính mình để tự khai thông tâm thức.
- Chú Bá: Hành rồi biết thì mới thật sự gọi là biết. Chú có nói trước thì đó chỉ là khái niệm thôi. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)
🍁 PHẦN 30
- Chú Bá: Tại vì mình không biết cái hậu quả của cái ý gây nên tai hại như thế nào. Cho nên khi mình làm theo cái ý thì mình tạo khổ tâm. Đó là bài học dạy mình khôn biết cách lựa chọn sao cho tâm mình được yên. Khi mình biết ra là các ý mà mình có là không phải do mình tạo ra mà do bị nhiễm trược thì mình tu mình giải các ý ra khỏi tâm thì mình không có ý thì mình không phải chọn lựa làm gì hết. Mình không tạo ra phiền phức. Tâm không có ý là tâm vắng lặng trống không im ru.
- Bạn đạo: Có phải Thầy Tám không đồng ý hiện tượng tiếp điển nữa?
Chú Bá: Chúng ta nhờ tu vô vi nên mới có thể trực tiếp biết có cõi tâm linh. Tâm linh là sự thật là chuyện hiển nhiên cho nên Thầy Tám không có bao giờ không đồng ý hay không chấp nhận sự thật của cõi tâm linh. Thầy đã làm những chuyện huyền bí công khai và không có bao giờ kêu ai kiểm duyệt các chuyện tâm linh. Có lúc thầy kêu chú Bá tâm tâm tương ứng với thầy để thầy dạy một bạn đạo vì thầy không muốn nói trực tiếp nhưng chú không chịu làm. Chứng tỏ rằng thầy Tám không bao giờ không đồng ý về việc tâm tâm tương ứng như các bạn hay suy diễn . Khi chúng ta biết có cõi tâm linh thì việc liên lạc với các cõi tâm linh là chuyện tự nhiên nếu ai có đủ khả năng thanh nhẹ để thực hiện điều này chứ không phải ai đều có thể làm được. Chú Bá thực hiện công khai các chuyện tâm linh để cho các bạn biết sự hiện hữu của các cõi tâm linh là nơi chúng ta ra đi và phải trở về. Vì vậy mà chúng ta phải dốc lòng tu cho thanh nhẹ để về được nơi thanh nhẹ. Hơn nữa chú Bá muốn nhắc những người muốn tu thì phải tu sao cho có thực chất và thực hiện được cái khả năng của mình trong cõi tâm linh điển giới chứ không phải tu với khái niệm là tu sai đường. Các sự tâm tâm tương ứng là chuyện hiển nhiên và tự nhiên của tâm linh giới. Người tu học chơn lý bất cứ từ đâu chứ không có chấp vô hình thức nào cả. Tu phải tự tu tự tiến không có mê tín và lệ thuộc vào bất cứ cái gì.
- Bạn đạo: Tại sao mấy phần tâm linh nó nhập vô mình và làm mình bệnh đau vậy chú?
Chú Bá: Dương hút âm. Âm làm cho kinh mạch bế tắc nên bệnh. Cho nên mình phải tu hoài để giải âm ra. Thế gian có đầy âm điển cho nên mình phải kiên trì tu thì mới thoát cái âm cái khổ. Cái luật tự nhiên này có để giúp phần hồn phải trở thành mạnh vì phải kiên trì để tự cứu cho sự tồn tại của nó.
- Chú Bá:
Vô tư dỗ ngủ khi thiền
Hồn thanh hồn nhẹ xuất bay về trời
Tỉnh tươi khỏe khoắn tâm hồn
Không ngờ xuất được có gì khó đâu.
- Bạn đạo: Chú ơi lời nói có điển là sao ạ?
Chú Bá: Khi mình nói là cái tâm của mình tỏa cái trạng thái cái tâm của mình. Tâm nhẹ thì khi nói có điển nhẹ. Còn tâm mình trược thì khi nói tỏa cái điển làm cho người nghe bị nặng.
Bạn đạo: Chú ơi lời nói có điển là sao ạ?
Chú Bá: Khi mình nói là cái tâm của mình tỏa cái trạng thái cái tâm của mình. Tâm nhẹ thì khi nói có điển nhẹ. Còn tâm mình trược thì khi nói tỏa cái điển làm cho người nghe bị nặng. (Bảng tiếng Anh, Chưa có)